Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Các bệnh thường gặp phải khi đi tắm biển trong kỳ nghỉ hè

2/20/2021 9:45:29 AM     88    

Mùa hè đến là lúc các gia đình cùng nhau đi du lịch và tận hưởng thời gian chơi đùa, vui vẻ bên nhau, phổ biến nhất là cùng cả nhà đi tắm biển. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh khi đang trên đường du lịch hoặc trong chuyến du lịch hẳn sẽ làm chuyến đi của bạn kém vui đi nhiều.

Quả thật, có không ít nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn từ những chuyến du lịch xa mà các bạn cần chú ý như sau:

ViCare vinh danh các bác sĩ nổi bật trong năm 2017

Say nắng, cảm nắng

Tăm biển và đi lại nhiều dưới ánh nắng mặt trời gay gắt dễ gây tình trạng say nắng. Người bị say nắng thường mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu..., nặng có thể bị ngất xỉu hoặc đột quỵ. Trẻ em, người già, người thừa cân và những người có sức khỏe yếu dễ bị đột quỵ do cảm nhiệt.

Đặc biệt, khi bạn vừa đi tắm biển về cần tránh ngồi trực tiếp dưới quạt, điều hòa hoặc đi tắm nước lạnh ngay lập tức để tránh hiện tượng sốc nhiệt vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh cảm cúm

vicare.vn-cac-benh-thuong-gap-phai-khi-di-du-lich-mua-he

Khu du lịch là chỗ tập trung đông người càng làm gia tăng nguy cơ bệnh lây lan.

Bệnh xảy ra do cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, tiếp xúc nhiều với nắng nóng và uống nhiều nước đá lạnh... Biểu hiện chủ yếu là sốt, đau họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu... Đặc biệt, khu du lịch là chỗ tập trung đông người càng làm gia tăng nguy cơ bệnh lây lan. Hay nếu bạn tắm quá sớm hoặc quá muộn, chủ quan tắm quá lâu,... đều gia tăng khả năng mắc cảm cúm.

Bệnh đường tiêu hóa

Tăm biển là khoảng thời gian nghỉ ngơi, trải nghiệm, và đương nhiên không thể thiếu được các món hải sản hấp dẫn. Nhưng đồng hành với nó lại là các mối nguy cơ về bệnh về đường tiêu hóa. Thức ăn và nước uống thường là nguồn gây ra các bệnh nhiễm khuẩn. An toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo, các món ăn, giờ giấc ăn uống thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân gây bệnh. Đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, chán ăn... là những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong khi đi du lịch.

Dị ứng, côn trùng đốt

vicare.vn-cac-benh-thuong-gap-phai-khi-di-du-lich-mua-he

Bạn có thể bị dị ứng do đồ ăn, nước uống, thời tiết hoặc do côn trùng đốt... gây ngứa, đau, thậm chí là các bệnh truyền nhiễm.

Dù đi biển hay lên rừng, bạn đều có thể bị dị ứng do đồ ăn, nước uống, thời tiết hoặc do côn trùng đốt... gây ngứa, đau, thậm chí là các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, vào mùa hè tỉ lệ người đi tắm biển và mức độ tiêu thụ hải sản tăng cao là nguyên nhân gây ra dị ứng ở nhiều người. Do đó, điều quan trọng là phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị cho phù hợp.

Nguy cơ mắc bệnh khi tắm biển

Du lịch hè thường các gia đình đều lựa chọn đi chơi ở những nơi có thể tắm hoặc bơi lội để thư giãn. Tuy nhiên, dù tắm ở đâu đi chăng nữa thì cũng phát sinh rất nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau, nhất là khi gần đây tình trạng ô nhiễm biển đang gia tăng. Các loại nhiễm khuẩn thường gặp trong khi tắm, bơi lội là nhiễm khuẩn da, viêm tai, đau mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đặc biệt, cần hết sức lưu ý không nên tắm một mình, nhất là trẻ nhỏ, để phòng tránh những tai nạn như chuột rút, đột quỵ,...

Bỏng nắng

vicare.vn-cac-benh-thuong-gap-phai-khi-di-du-lich-mua-he

Những ngày nhiều mây, người đi biển vẫn có nguy cơ bị bỏng nắng cao do các bãi biển thường rất hiếm bóng mát.

Thậm chí vào những ngày nhiều mây, người đi tắm biển vẫn có nguy cơ bị bỏng nắng cao do các bãi biển thường rất hiếm bóng mát, đồng thời cát biển thường có màu trắng và phản chiếu ánh mặt trời nên khả năng da bị tiếp xúc và hư tổn bởi các tia cực tím cao hơn bình thường nhiều lần.

Để bảo vệ mình khỏi các tia có hại có trong ánh nắng mặt trời cũng như các mối đe dọa mắc phải bệnh ung thư da, người đi biển cần nhớ luôn phải thoa kem chống nắng. Dù cho kem chống nắng có tính không trôi khi gặp nước thì các nhà khoa học vẫn khuyến cáo bạn nên thoa lại kem sau khi bơi hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất đổ nhiều mổ hôi. Để kem chống nắng có thể bảo vệ da bạn một cách tốt nhất, nên thoa kem ngay sau khi ra khỏi phòng tắm khi lỗ chân lông đang mở, cho phép da hấp thu kem dễ dàng.

Dị ứng da do bị sứa đốt

Một số loài sứa đặc biệt thích bơi ở các khu vực biển gần bờ. Nếu chẳng may trong lúc tắm biển mà bạn chạm phải chúng, chất độc từ sứa có thể gây khó chịu như cảm giác bỏng rát hoặc thậm chí gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng hơn như mẩn đỏ nhiều, dị ứng da nặng.

Theo các chuyên gia cứu hộ tại bãi biển, nếu bạn đột ngột thay đau rát da hãy nhanh chóng bơi trở lại bờ, lau khô vùng da bị sứa đốt, không chà xát mạnh. Cuối cùng, thay vì dựa vào phương pháp điều trị dân gian hãy liên hệ với nhân viên cứu hộ hoặc trạm y tế để dùng sản phẩm làm sạch và giảm đau.

>>> Xem thêm: Cách phòng tránh và điều trị những bệnh thường gặp vào mùa hè